Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 3: C3: Hứa qua 03

Chương trước Chương sau
Câu "Hứa Thuần, anh quay lại đi" kia lúc đầu chỉ đơn thuần là một ý niệm. Sau khoảng hơn trăm lần thì nó đã thành chấp niệm, sau một nghìn lần đã là ăn sâu vào con người cô. Nhưng, câu niệm chú kia của Hứa Qua trước giờ chưa từng đạt kết quả. Lần 101, không, hẳn là lần 1001, Hứa Qua nhìn người ấy không quay đầu lại, bóng dáng tiến thẳng về hướng bên phải, trong chốc lát đã biến mất khỏi tầm mắt cô. Hứa Qua không rõ mình vì cái gì mà cố chấp mỗi ngày dành thời gian để làm ra chuyện nhàm chán như vậy. Có lẽ sự cô đơn đã tạo cho cô thói quen kỳ lạ như thế. Hứa Qua hiểu rõ, việc người ấy có quay đầu lại hay không cũng không thay đổi điều gì. Nhưng thỉnh thoảng cô nghĩ mình sẽ vui lắm khi anh quay đầu lại thật. Lúc đó, cô có thể cong nhẹ khoé miệng, tặng anh nụ cười xinh đẹp nhất. Đó là "chiêu" Hứa Qua học mót những cô gái thanh nhã, thông minh trên các bộ phim truyền hình. Có lẽ vì đầu óc toàn tập trung linh tinh nên cô khá chểnh mảng học hành. Từ sau lưng truyền đến tiếng bước chân vội vã cùng tiếng th ở dốc, không cần quay đầu lại Hứa Qua cũng biết đó là ai. Đấy chính là cậu bạn luôn đi muộn nhất trường, và lúc nào cũng ngồi bàn đầu từ dưới lên. Hứa Qua thấy thế cũng co giò lên chạy, cô không muốn giống như cậu kia, đi muộn quá nhiều sẽ gây ấn tượng xấu với giáo viên. Mà ba cô đã tốn rất nhiều công sức cùng mối quan hệ mới có thể cho cô theo học ở trường này. Trường Hứa Qua theo học là một trong số ít trường không theo tôn giáo nào ở Jerusalem. Phần lớn học sinh đều xuất thân từ khu vực Armenia. Kế hoạch phát triển của trường hoàn toàn không có chuyện thu nhận học sinh người da vàng. Kể cả có đi nữa, mấy gia đình ấy cũng không muốn cho con mình học ở đây. Trong mắt họ, trường này không có gì nổi trội, môi trường quá tầm thường. Đối lập với trường của Hứa Qua, chỉ cách một bức tường là một khu trường học khác hẳn, được người Pháp thành lập. Trường giáo dục học sinh theo những phương pháp tiên tiến nhất từ phương Tây. Đầu vào của giáo sư cũng như học sinh đều lựa chọn kĩ càng. Mỗi năm trường cũng chỉ nhận vào năm trăm học sinh giỏi nhất. Không chỉ vậy, học sinh còn phải đáp ứng được yêu cầu như có thư giới thiệu, trải qua vòng phỏng vấn cùng thi chất lượng đầu vào, sau đó các giáo sư sẽ chọn ra năm trăm cá nhân tinh anh nhất. Có thể được học tập ở ngôi trường ấy đa số là con nhà giàu có hoặc quyền thế, chỉ có người ấy thuộc thiểu số, bố của anh là chủ tiệm kim khí. Có lẽ vì nguyên nhân này, Hứa Qua luôn lo lắng anh sẽ phải chịu ánh mắt kì thị. Một thời gian trôi qua, Hứa Qua phát hiện lo lắng của cô hoàn toàn dư thừa. Con trai của ông chủ tiệm kim khí được chào đón hơn nhiều so với những đứa trẻ nhà quyền thế, giàu có, những cậu ấm thường đi theo cha xuất hiện ở những bữa tiệc thời thượng của chính khách hay quý tộc. Vì học trường ngay cạnh nhau nên Hứa Qua có thể hóng những tin tức mới nhất từ trường của anh. Bên tai cô không ngớt tiếng xì xao của mấy nữ sinh lớp trên: Trong Đêm Bình An (Đêm Giáng Sinh), con trai nhà bán kim khí chỉ mặc lễ phục đơn giản mà cực kỳ điển trai, hấp dẫn toàn bộ ánh mắt con gái hơn mấy chàng công tử nhà quyền quý. Con trai nhà bán kim khí trong trận bóng đá giao hữu đầu năm học đã ghi ba điểm vào lưới. Sau khi trận bóng kết thúc, tất cả chị em đều chen nhau đến trước mặt anh tặng hoa, nhiều đến mức không nhìn thấy mặt anh đâu. Mà nghe anh đánh đàn piano có thể khiến tất cả mọi người quên đi tiếng súng nổ trong đêm. Những lời đồn đại như vậy còn rất nhiều, khiến cho Hứa Qua trong lòng vô cùng hãnh diện, nhưng có chuyện khác làm phiền muộn: Lũ học sinh lớp trên luôn cậy mình lớn, cướp đi bánh mì dì Mai chuẩn bị cho cô. Dù Hứa Qua dùng hết sức lực cãi cọ, thậm chí đánh nhau với chúng nhưng cô vẫn luôn thua cuộc. Đến khi nào con gái nhà kim khí mới có được cái khí chất được người người nể trọng như con trai của ông cơ chứ? Cuối tuần giữa tháng Mười, lòng Hứa Qua ủ ê, tất cả bắt đầu từ buổi chiều. Chiều nay Hứa Qua từ cửa hàng của ba về nhà không nghĩ mình liền nhìn thấy người được khu phố cổ chào đón nhất, tiểu thư nhỏ nhà Brown, đang ở trong nhà mình. Tất cả bé gái con nít nói chuyện liên quan đến tiểu thư nhỏ nhà Brown đều là "Ước gì lớn lên tớ thành tiểu thư Brown.", "Tiểu thư Brown trong mắt lũ trẻ không chỉ tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chị ấy thật xinh đẹp, khả ái, tính tình thân thiện, tốt bụng, lại có thể làm đồ tráng miệng ngon, còn nữa, chị ấy đàn rất hay." Cô tiểu thư nhỏ nhà Brown trong miệng lũ nhỏ còn có một thân phận hiển hách: Con gái của ngài đại sứ Pháp được mọi người yêu mến nhất. Nhưng Hứa Qua lại vô cùng ghét cô tiểu thư này, chính vì một thân phận khác của cô ta -- bạn học của người ấy. Bốn tháng trước, con gái nhỏ của nhà ngoại giao họ Brown đến Jerusalem thăm cha mình. Cùng lúc đó, ở sứ quán Pháp tổ chức từ thiện, một trong những hoạt động của từ thiện chính là màn biểu diễn dương cầm của cô ta cùng người ấy. Ngày tiếp theo, tiểu thư nhà Brown thông báo cô muốn ở lại Jerusalem làm bạn với cha mình, và một tuần sau, trở thành bạn học của người ấy. Và hiện tại, cái cô Brown đó lấy thân phận bạn học làm khách nhà bọn họ. Lúc này hình ảnh người ba ăn mặc chỉnh trang, lịch sự trong mắt Hứa Qua không khác gì một biểu tượng "thấy sang bắt quàng làm họ". Dì Mai thì bận rộn cả buổi trong bếp khiến Hứa Qua càng hụt hẫng. Điều khiến Hứa Qua bực bội trong lòng còn là thái độ của người ấy với tiểu thư Brown, anh thế mà mời cô ta vào tham quan phòng học của mình. Mọi người biết không, mỗi lần cô vào phòng anh là phải kiếm đủ loại lý do, nhưng kết quả chỉ có một: Cô bị anh đuổi ra sau vỏn vẹn năm phút. Hiện tại Hứa Qua cũng chỉ có thể trơ mắt nhìn tiểu thư Brown được người ấy "hộ tống" vào phòng. Nhìn cái cửa đóng lại, Hứa Qua hận không thể đem hết dao nĩa hướng vào bả vai người ấy mà đâm. À không, lời này chỉ là trong lúc tức giận nhất thời. Cô biết cô sẽ chẳng bao giờ làm được như thế, vì lòng cô sẽ đau muốn chết, sao cô có thể tổn thương anh được. Dao nĩa nói muốn cắm cũng là cắm lên làn da trắng như sữa bò của cô Brown kia. Đột nhiên tiếng gọi "Hứa Qua" làm cô giật mình. Theo ánh mắt của ba, Hứa Qua phát hiện dao nĩa trong tay cô vạch lên chỗ cơm vài vết cào. Ngoan ngoãn thả "hung khí" xuống, Hứa Qua trong lòng cầu nguyện thời gian trôi nhanh nhanh một chút, cô tiểu thư Brown kia mau rời khỏi phòng anh, dùng bữa tối rồi cút đi. Bữa tối Hứa Qua mong mãi cũng đến. Làm Hứa Qua càng thêm phẫn nộ chính là cô tiểu thư Brown kia hàng ngày ngồi ở vị trí cao nhất, giờ lại ngồi sóng vai cùng dì Mai. Cứ như vậy, cô nhìn hai người ấy đối diện nhau phối hợp ăn ý. Cái ly trước mặt cô ta trống không, anh đúng lúc vươn tay đưa ra một ly nước, cô ta mỉm cười, bàn tay búp măng khẽ cầm lấy. Chỉ với cái động tác quèn này, bọn nhỏ đang tuổi dậy thì ở phố cổ có thể đồn đại thành "Tiểu thư nhà Brown thích anh đẹp trai nhà kim khí ở phố Tây." Gần đây, trong lúc vô ý Hứa Qua đã nghe được lời đồn đại ấy. Nhìn gương mặt trang điểm tinh tế của công chúa nhỏ nước Pháp, Hứa Qua ở trong lòng cười nhạo. Thích con trai đẹp trong mắt Hứa Qua cũng chỉ như thích mấy cái ren đính lên lễ phục, hay giống như giấy bạc đẹp đẽ gói lên một thanh chocolate dở ẹc. Trong bữa tối, tiểu thư nhà Brown kia còn tự cho mình là đúng, chị ta liên tiếp thể hiện sự quan tâm dạt dào với Hứa Qua, còn nói kiểu "Em thật là một đứa nhỏ phương Đông đáng yêu", "Mắt em lúc cười rộ lên nhìn rất giống nhân vật hoạt hình xinh đẹp chị từng xem", "Nhìn kìa, mặt em hồng hồng nhìn như trái táo vậy" để hình dung cô. Đối với lời ca ngợi của tiểu thư nhà Brown, dưới ánh mắt giục giã của ba mình, Hứa Qua chỉ có thể làm bộ làm tịch bày ra dáng vẻ hưởng thụ. Thật vất vả, cuối cùng bữa tối cũng kết thúc. Thật vất vả, cuối cùng tiểu thư nhà Brown kia cũng đưa ra lời cáo từ. Nhưng kế tiếp, câu nói trong miệng người ấy phát ra ngay lập tức làm Hứa Qua nghẹn họng. Người ấy lại nói với tiểu thư Brown: "Để tôi đưa cậu về." Lấy toàn bộ năng lượng tập trung, miệng cô niệm đi niệm lại: Mau nói không, mau nói không! Lần thứ 1001, niệm chú của Hứa Qua lại mất đi hiệu lực, cô câm nín nhìn tiểu thư Brown kia mỉm cười gật đầu. Cô ta đi phía trước, anh đi phía sau. Khi vai người ấy lướt qua chóp mũi Hứa Qua, xuất phát từ trực giác, Hứa Qua theo bản năng kéo vạt áo anh lại. Hành động này cuối cùng cũng thành công thu được sự chú ý của người ấy, anh nghiêng mặt quay lại. Đây là lần đầu tiên từ ánh mắt anh nhìn cô xuất hiện ý cảnh cáo, cho dù chỉ là thoáng qua nhưng vẫn khiến Hứa Qua sợ rụt. Buông vạt áo anh ra, xúc cảm của áo dệt sợi đay vẫn còn lưu lại đầu ngón tay, Hứa Qua nghiêng mặt sang chỗ khác thì chạm phải ánh mắt của dì Mai. Cô cuống quít cúi đầu, bước về phía cửa sổ, dùng sức kéo tấm rèm nhằm che giấu cái loại cảm giác cô không diễn đạt được bằng lời này. Nhiều cảm xúc hỗn độn với nhau tạo thành cảm giác sắp mất đi thứ mình trân quý nhất. Kéo màn xong, Hứa Qua phát ngốc đứng ở cửa sổ. Từ hẻm nhỏ truyền đến tiếng động cơ như đánh thức Hứa Qua tỉnh lại từ trong mộng, cô liền cất bước chạy ra. Như thể đoán được điều đó, người ấy thật sự đưa tiểu thư Brown về. Chờ Hứa Qua chạy ra cửa thì chiếc xe có màu giống màu mái vòm nhà thờ Hồi giáo đẹp đẽ đã chạy đến cuối hẻm. Chiếc xe máy với người con trai cao lớn, chững chạc, thiếu nữ mặc chiếc váy dài ngồi ở sau, tay để trên vai anh, làn váy dài phất phơ trong gió tạo hiệu quả thị giác tuyệt đẹp như trong phim, giống như những điều lũ trẻ ở khu thành cổ nói "Tiểu thư Brown cùng con trai nhà kim khí cùng nhau tản bộ lúc hoàng hôn đẹp như một bức tranh." Từ trong nhà Hứa Qua tuỳ ý lấy cái chày cán bột. Cô không biết tại sao nó lại có ở trong tay mình nữa. Một khoảnh khắc kia, chiếc chày cán bột không khác gì bộ dao nĩa lúc trước. Kia là chiếc xe máy hôm qua mới được đưa đến nhà, màu vàng rực nhìn đẹp và sang cực kì. Đó là phần thưởng của một công ty mô tô Đức tặng người ấy bởi tháng trước trong trận thi đấu bóng đá hữu nghị, đội anh đã giành chiến thắng, hơn nữa anh còn là cầu thủ nổi bật nhất. Khi chiếc xe được đưa đến nhà, Hứa Qua tin mình sẽ là người đầu tiên được đèo đằng sau. Đương nhiên lái xe không ai khác chính là người ấy. Laura là người đầu tiên ngồi lên yên sau, tay áp trên vai người ấy thân thiết như vậy. Cái ý nghĩ này mãnh liệt tựa như sóng đánh vào bờ biển, làm lòng Hứa Qua nổi lên một liên tưởng xa lạ, hình ảnh ấy như của những cặp đôi trẻ yêu nhau nồng nhiệt. Chày cán bột từ trên tay Hứa Qua rơi xuống, lăn trên mặt đất. Nó dừng lại khi chiếc xe cùng với làn váy của tiểu thư Brown biến mất ở cuối hẻm nhỏ. Ảm đạm quay đầu lại, Hứa Qua một lần nữa bắt gặp ánh mắt dì Mai. Trong nháy mắt, lòng cô nổi lên cảm giác quẫn bách muốn trốn chạy. Cô ấp úng mở miệng: "Dì Mai." Hứa Qua luôn cảm thấy dì Mai chính là người phụ nữ hiền hậu, lương thiện nhất trên thế giới này. Giống như rất nhiều lần khác, dì Mai ôm lấy vai cô, như có như không nhìn xuống cái chày cán bột, hỏi cô có phải hay không tối nay dì làm đồ không hợp khẩu vị của cô, vậy nên cô ăn ít như thế. "Không...... Không phải." Hứa Qua tiếp tục ấp úng, ngoan ngoãn đi theo dì Mai quay vào trong nhà. Lúc cô giúp dì Mai thu dọn phòng bếp, dì hỏi Hứa Qua có nhớ Najib hay không. Hứa Qua sao có thể không nhớ Najib. Najib là thợ phụ học việc của cha ở cửa hàng kim khí. Sáng nay cô còn cùng Najib nói chuyện đấy. "Nghe nói Najib đã chuẩn bị lễ hỏi rồi." Dì Mai nói Ở một số nước Ả rập, chuẩn bị lễ hỏi chẳng khác nào muốn kết hôn, lúc này Hứa Qua cũng không đem lời đấy của dì Mai đặt trong lòng. Giây tiếp theo. "Hứa Thuần chỉ kém Najib có một tuổi." Najib năm nay mười sáu. Từ năm mười lăm tuổi cậu đã có hôn ước với một người con gái. Năm nay người kia mới mười lăm tuổi.

Chương trước Chương sau

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.