Xa Gần Cao Thấp

Chương 47: 47: Bị Gọi Lên Trường

Chương trước Chương sau
Bị gọi lên trường ...... Kể từ khi Du Hiểu Mẫn làm mẹ, cô chưa bao giờ bị giáo viên gọi với lý do "Phiền chị hãy dành chút thời gian đến trường để nói về tình hình của con". Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn là người tự hào nhất, trong mỗi buổi họp đồng nghiệp hay họp lớp, Du Hiểu Mẫn cũng thầm vui sướng trước những lời tâng bốc về cách dạy con. Tuy nhiên, kể từ khi càng ngày càng bận rộn với chức phó viện trưởng, Du Hiểu Mẫn thừa nhận, trừ khoản cô trông chừng con gái rất kỹ trong vấn đề nguyên tắc mang tên Bạch Mão Sinh, còn lại cô rất yên tâm về Du Nhậm. "Có phải thành tích của Du Nhậm tụt xuống không?" Du Hiểu Mẫn lo lắng hỏi giáo viên. "Không phải thành tích tụt dốc, là trạng thái tinh thần của cô bé hiện đang không tốt, kém động lực hơn rất nhiều so với năm đầu." Giáo viên vẫn nhất quyết mời cô đến trường. Phòng giáo viên của trường trung học Số 8 giống như một gian văn phòng, một phòng có khoảng mười người đổ lại, Du Hiểu Mẫn vừa bước vào đã cảm thấy không thoải mái. Giáo viên rất lịch sự, rót cho cô một cốc nước, hỏi thăm tình hình Du Nhậm ở nhà có ổn không? Sau khi biết mọi chuyện ở nhà vẫn bình thường, giáo viên ngữ văn gật đầu như rất hiểu: "Đó là bệnh mông lung phổ biến của con trẻ ở độ tuổi này." Giáo viên bắt đầu nói từ góc độ xuất thế và nhập thế của Đạo giáo và Nho giáo, so sánh với tâm lý "coi thường chuyện thế gian" của Du Nhậm: "Du Nhậm không còn hứng thú tham gia các hoạt động của trường và lớp, dạo này cũng từ chối tham gia cuộc thi tốt như Cúp Triều Dương." Thường thì những em không quan tâm đ ến hoạt động phần lớn đều đang dốc sức học tập, trong khi Du Nhậm cũng mang phong thái rất khác thường trong việc học: "Chị nhìn xem, bộ đề bài tập nghỉ lễ con bé phát trống trơn, nộp lên cũng trống trơn." Đương nhiên, quan trọng nhất vẫn là tính khí của cô bé, chuyện Du Nhậm hất mì lên người Chúc Triều Dương bị các bạn học sinh khác nhìn thấy và bàn tán sôi nổi, rất nhanh đã truyền đến tai giáo viên chủ nhiệm. Chúc Triều Dương là một cậu bé rất sĩ diện nên không thừa nhận chuyện đó, cũng chính vì sĩ diện nên cậu không ngừng theo đuổi Du Nhậm. Giáo viên chủ nhiệm gọi hỏi Du Nhậm, cô bé thừa nhận: "Là em đổ, làm như thế không đúng, thưa cô, cô có thể dạy em nên dùng cách nào để xử lý không?" Giáo viên chủ nhiệm sợ nhất là lý luận với những học sinh như Du Nhậm, hiểu biết và kiến thức của cô bé này cao hơn những học sinh bình thường khác. Khi nói chuyện, cô bé cứ như người bằng vai phải lứa với cô giáo, khi phạm lỗi cũng không trốn tránh trách nhiệm: "Là một người có ý thức tự giác và độc lập, em liên tục nhấn mạnh cho bạn Chúc Triều Dương hiểu rằng cách làm của bạn ấy không liên quan gì đến sự lựa chọn của em. Em không hề có ý đó với bạn ấy, bạn ấy không cần phải hết lần này đến lần khác dùng cách tặng quà riêng, tặng quà công khai hay tặng quà đắt tiền để tiếp tục thử em. Thưa cô, cô có công nhận rằng cách thử này là một hành động làm phiền em không?" Cô giáo không thể nói gì hơn, chuyện này cô cũng đã cảnh cáo với Chúc Triều Dương, nhưng một lớp có tới 60 người, cô không thể để mắt tới một cá nhân 24/7. "Dẫu vậy em cũng không được hất mì vào người khác, nước mì vừa nóng vừa cay, nhỡ làm bỏng người ta thì sao?" Cô giáo kiên quyết bắt lỗi Du Nhậm. "Đúng, em thừa nhận cách này bốc đồng, cho nên em muốn hỏi cô có biện pháp nào thay thế không?" Du Nhậm đẩy lại. Cô chủ nhiệm nhấp một ngụm nước ấm: "Em có thể giảng giải và nói rõ ràng với bạn ấy." "Chúng em là bạn cùng lớp, bằng tuổi nhau, tại sao em cần giảng giải rõ cho cậu ấy? Chẳng phải giảng giải là nhiệm vụ mà xã hội, nhà trường và gia đình nên dạy cậu ấy sao? Đừng ép người khác làm những chuyện họ không muốn, chẳng phải đạo lý này là điều ngay cả trẻ con cũng nên hiểu sao?" Du Nhậm không phục: "Em giận như thế cũng vì cậu ấy gọi em là đồ bi3n thái." "Tại sao bạn ấy lại gọi em là đồ bi3n thái?" Cô giáo vừa nói ra lời này, Du Nhậm cảm thấy logic của mình có chút bất lợi, bởi vì lời đó ẩn chứa một tầng nghi vấn "Em đã làm chuyện bi3n thái gì?" Mặt Du Nhậm đỏ gay: "Em..." Cô chỉ thích một cô gái mà thôi. Du Nhậm có thể thao thao bất tuyệt phân tích đạo lý với cô giáo nhưng lại không nói được sự thật đơn giản kia. "Em...!em không làm chuyện gì bi3n thái. Em quang minh chính đại, không thẹn với lương tâm. Chưa hết, thưa cô, tại sao thầy cô lại liên hệ việc hay là nữ sinh làm chuyện gì xấu với hành động quấy rầy của nam sinh? Tại sao em phải chịu trách nhiệm lý luận với cậu ấy? Em là mẹ của cậu ấy sao?" Cô gái đột nhiên ngẩng mặt lên, sẵn sàng tư thế chiến đấu đến cùng. Giáo viên chủ nhiệm đưa tay che trán: "Đừng...!đừng đẩy chuyện này đi xa nữa. Cô không có ý đó. Em đi xin lỗi riêng với Chúc Triều Dương đi, đều là bạn cùng lớp phải gặp nhau nhiều." Cô giáo đánh trống lảng bằng lý luận của người trưởng thành, đồng thời quyết định liên lạc với phụ huynh về những thay đổi kỳ lạ của Du Nhậm trong học kỳ này. Du Hiểu Mẫn hiểu, ba vấn đề của Du Nhậm ở trường lần lượt là: Không có tâm trạng học tập, không thích hoạt động và là hất mì lên mặt bạn. Để mà nói đến vụ hất mì, cô cũng cảm thấy con gái mình làm đúng. Thằng nhóc Chúc Triều Dương ghẻ lở ấy sao có thể xứng với con gái mình? Ông Chúc có danh hành xử kém trên bàn rượu, vợ ông là nhân viên thu ngân tại bệnh viện từ 800 năm trước đã bị sa thải vì biển thủ công quỹ, thằng con trai nhà họ từ nhỏ đã nghịch ngợm, phá phách, học dốt. Nếu không vì chức phó viện trưởng, còn lâu cô mới giao du với cái nhà này. Nhưng Du Hiểu Mẫn mơ hồ đoán rằng sự thay đổi của Du Nhậm không thể tách rời Bạch Mão Sinh, đương nhiên cô không thể nói con gái mình "suýt" yêu một cô gái trước mặt giáo viên, sau đó cô phải dập mồi lửa bằng cách cưỡng chế cách ly và đe dọa từ xa thông qua Internet. Du Hiểu Mẫn chỉ thừa nhận mối tình mờ ảo của con gái chỉ là "suýt", chứ không phải sự thật rõ mồn một. Bài toán khó của cô giáo cũng là của chính cô, điểm số không giảm, hất mì hợp lý, không thích hoạt động và cũng không phạm tội gì, cô có thể loại bỏ ải bối rối hiện tại của con gái mình như thế nào đây? Du Hiểu Mẫn biết rất rõ, cuộc gặp gỡ với giáo viên này là chắc hẳn là hành động phủi sạch trách nhiệm của giáo viên, nếu có chuyện gì xảy ra, có khi giáo viên sẽ nói: "Tôi đã thảo luận biện pháp đối phó với phụ huynh". Biện pháp đối phó ở đây là giáo viên hoàn toàn đẩy trách nhiệm sang cho Du Hiểu Mẫn: "Ngoài chuyện xảy ra với Chúc Triều Dương, Du Nhậm vẫn thân thiện với các bạn khác, chưa từng xảy ra chuyện bất hoà nào. Chị có muốn đào sâu hơn về tâm lý tuổi vị thành niên của cô bé không, từ đó tìm ra nguyên nhân?" Ra khỏi trường Số 8, Du Hiểu Mẫn không bắt xe về, cô đi bộ dọc theo đường dành cho người đi bộ gần một tiếng đồng hồ để suy nghĩ về "tâm lý tuổi mới lớn" của Du Nhậm. Chuyện này cô có thể hỏi đồng nghiệp, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tiết lộ rằng "Con gái của Du Hiểu Mẫn hiện tại rất nổi loạn", càng dễ bị người ta gán là "thành tích học tập của đứa trẻ sa sút", lại còn bị bàn tán "chắc chắn là vì mẹ cô bé không cho yêu đương ở tuổi này". Người ta nói sinh con gái sẽ an nhàn hơn, nhưng Du Hiểu Mẫn dần dần hiểu rằng ánh nhìn của xã hội và dư luận chủ yếu hướng vào con gái. Con trai phạm sai lầm là chuyện bình thường, trong khi con gái xảy ra vấn đề nhỏ lại là chuyện tày trời, là chuyện không thể dung thứ. Vậy nên, đến bao giờ cô con gái ngốc này mới thực sự hiểu nỗi khổ tâm của mình? Nếu nói xã hội là một thùng container, thì áp lực mà phụ nữ phải chịu là sự dò xét, khuyên răn khắc nghiệt và phán quyết khắt khe, cũng như nhiều rủi ro không thể mắc sai lầm và cái giá quá đắt cho những lần thử sai. Khắp xa và gần, cao và thấp, đều là những ánh mắt nhìn chằm chằm vào nữ giới, Du Nhậm không thể phạm sai lầm. Cô con gái ngốc bực mình vì bị Chúc Triều Dương theo đuổi, tất cả những gì con gái có thể làm là hất một bát mì. Du Hiểu Mẫn không khỏi lắc đầu, cảm thấy, hai mẹ con họ phải chọn thời điểm thích hợp để vượt qua khu vực cấm có tên "Bạch Mão Sinh". Không giống như Du Hiểu Mẫn, Viên Huệ Phương bị gọi đến văn phòng ngay khi con gái mới học lớp một. Nghe xong lời của giáo viên, cô từ thấp thỏm chuyển sang dở khóc dở cười - không phải Viên Liễu mắc lỗi gì ở trường, mà là cô bé quá khác biệt. Vì Viên Liễu không học mẫu giáo, không hiểu các nề nếp cơ bản trong lớp học nên cô bé là người cẩn trọng nhất trong số những học sinh lớp một. Cô bé rất quy củ trong lớp, cực kỳ lịch sự sau giờ học, lại còn nhớ rõ lời dạy của Viên Huệ Phương là "không biết thì phải hỏi", trong giờ giải lao, cô bé đến thẳng phòng giáo viên, hỏi cô giáo: "Tại sao chúng ta không học bảng cửu chương ạ?" Du Nhậm đã dạy cô bé bảng phép tính cộng và trừ. Thậm chí, cô bé còn chủ động mang một chiếc giẻ nhỏ đến văn phòng để lau bàn và đổ nước cho tất cả các giáo viên, ban đầu các giáo viên đều thấy rất mới lạ và dễ thương. Nhưng sau nhiều lần, hiệu trưởng chỉ thẳng tên phê bình, không cho phép giáo viên bóc lột sức lao động trẻ em. Trong vòng một tháng, tất cả giáo viên trong trường đều biết đến bé Viên Liễu - học sinh lớp một: "Học sinh mới dễ thương lắm". Viên Liễu dường như cũng thấy không có đủ việc để làm, việc đầu tiên cô bé làm khi đến trường là lau chùi sạch sẽ mọi ngóc ngách trong lớp, khiến các bạn nhỏ khác không biết nên trực nhật cái gì, càng khiến các bạn hình thành thói quen ỷ lại, đều nhìn Viên Liễu mỗi khi có chuyện, chờ đợi bé ong nhỏ này vất cả làm lụng. Về thưởng hoa đỏ, chắc chắn Viên Liễu nhận được nhiều nhất. Bạn xếp vị trí thứ hai trong lớp được năm bông hoa đỏ xếp thành nửa hàng, trong khi số hoa đỏ mà Viên Liễu nhận được có thể dán đến hàng thứ ba. Sự sớm phát triển và sự chăm chỉ của cô bé không hề giống những đứa trẻ cùng tuổi, ấy là chưa kể cô bé còn nhỏ hơn nhiều bạn cùng lớp một tuổi. Cô giáo nói, sao cô bé được dạy dỗ ngoan thế? Còn chưa học mẫu giáo, em thấy đúng là chưa học mẫu giáo thật! Cô bé rất độc lập và tự giác, tiến độ học tập cũng vượt xa đa số các bạn. Chị làm mẹ giỏi quá. Thực ra khi cô giáo nhìn thấy Viên Huệ Phương cũng không tin nổi, khuôn mặt người mẹ lớn tuổi trước mắt cô đầy lam lũ, ăn mặc quê mùa và nói chuyện rất chợ búa, vậy mà thật biết dạy con. Viên Huệ Phương nở mày nở mặt vì con, hôm đó tan học cô đợi ở cổng trường, ưỡn ngực đứng thẳng giữa một nhóm phụ huynh có vẻ ngoài hào nhoáng hoặc trông như có học thức cao, thấy Viên Liễu và Túc Hải nắm tay nhau bước ra, cô hét lên: "Tiểu Liễu!" Bên cạnh là giọng nói trong trẻo của Mao Tín Hà: "Con yêu..." Một giọng như chửi, một giọng là tình yêu. Giọng nói lớn của Viên Huệ Phương doạ những người xung quanh giật mình, cô không quan tâm, vui vẻ nắm lấy tay Viên Liễu, khí thế không giảm: "Nào, để mẹ xách cặp cho!" Cô khoác chiếc cặp cũ không khớp với tỷ lệ của Viên Liễu, sau đó gật đầu với Mao Tín Hà chào tạm biệt. "Mẹ, chúng ta không về nhà sao?" Viên Liễu quay đầu nhìn Túc Hải, hỏi Viên Huệ Phương. "Mẹ sẽ dẫn con đi ăn McDonalds." Đôi dép nhựa của Viên Huệ Phương được thay bằng đôi dép nhung ôm chân: "Con thích ăn hamburger nhất đúng không? Trong đó còn có sân chơi cho trẻ em, mẹ sẽ dẫn con đi chơi." Cô chỉ vừa nghĩ ra kế hoạch này trong niềm vui sướng và mãn nguyện. Lời tuyên dương của cô giáo đã giúp cô lấy lại sự tự tin và hạnh phúc khi làm mẹ. Cô gọi một suất ăn trẻ em cho Viên Liễu, không thèm so đo 36 tệ. Lại còn cười sảng khoái nhìn đứa trẻ: "Ăn đi. Ăn xong thì sang sân chơi trẻ em bên cạnh chơi." Đây là điều mà Viên Liễu không bao giờ dám mơ tới: Mẹ tươi cười đưa mình đến McDonalds chơi. Cuộc sống thường ngày của Túc Hải là ước mơ của cô, nhưng không có lời cảnh báo nào khi ước mơ trở thành hiện thực. Viên Liễu cầm miếng burger ăn ngấu nghiến, nước mắt chảy ra từ hàng mi. "Ô, sao thế? Không ngon à?" Viên Huệ Phương biến sắc, vội vàng lấy miếng burger của Viên Liễu kiểm tra chất lượng: "Chỉ có vài thứ thôi mà." Cô lẩm bẩm. Trong miệng Viên Liễu ngậm nửa miếng burger: "Không, thật sự rất ngon..." Có phải sau này mình sẽ không được ăn nữa sao? Viên Liễu khóc, đầu mũi đỏ bừng. Viên Huệ Phương cau mày, ngón tay thô ráp lau nước mắt cho con: "Khóc cái khỉ gì vậy, ngon thì sao lại khóc? Mẹ còn chưa chết cơ mà." .......

Chương trước Chương sau

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.